Đối thủ cạnh tranh có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh
Thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay, cho dù bạn có làm gì cũng đều có đối thủ cạnh tranh, có thể mô hình kinh doanh của bạn quy mô chỉ vừa và nhỏ (S.M.E) điển hình như bán tạp hóa cho đến làm cho các công ty lớn đầu ngành, hoặc ngay chính môi trường làm việc của bạn có những người đồng nghiệp mà họ cũng chính là đối thủ của bạn để tạo sự cạnh tranh thúc đẩy phát triển trong mô hình.
Trong bài này sẽ giúp bạn phân khúc được các đối thủ của mình nhằm có chiến lược cạnh tranh phù hợp giúp bạn dành được thị phần nhiều hơn về cho mình.
Khái niệm đối thủ trực tiếp
Đối thủ trực tiếp là những hoạt động kinh doanh cung cấp sản phẩm dịch vụ giống y chang bạn trong cùng khu vực địa lý với bạn, họ cùng nhắm đến đối tượng khách hàng và phục vụ nhu cầu cho những khách hàng này như bạn.
Ví dụ điển hình cho khái niệm này là Pepsi vs Coca-Cola, Apple vs Samsung, Android vs IOS, Adidas vs Nike…
Định nghĩa đối thủ gián tiếp
Khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, loại đối thủ này có các sản phẩm dịch vụ khác so với mô hình kinh doanh hiện tại của bạn nhưng có đặc điểm chung là cùng giải quyết nhu cầu, vấn đề của khách hàng tương tự bạn.
Một ví dụ điển hình cho loại hình đối thủ này là các dịch vụ cung cấp phương tiện đi lại. Cùng đều là vận chuyển khách hàng đến địa điểm họ cần nhưng sự khác biệt giữa xe máy, xe hơi, tàu lửa, máy bay, xe buýt là hoàn toàn rõ ràng.
Một ví dụ khác để bạn có thể dễ hiểu hơn là trong con phố nọ có 2 nhà hàng do người Việt Nam làm chủ, cùng phục vụ sản phẩm là thức ăn nhưng sẽ có nhà hàng phục vụ món Á, có nhà hàng phục vụ món Âu, đó là điểm khác biệt để khách hàng nhận biết.
Đối thủ tiềm tàng là gì ?
Loại hình đối thủ này có thể chưa xuất hiện trong lĩnh vực của bạn hay mới chỉ xuất hiện nhen nhóm nhưng chưa ra mắt bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào ra ngoài thị trường.
Đây có thể là mối đe dọa đến với thị trường mà bạn đang nắm giữ trong tương lai. Với loại đối thủ này, bạn xem xét và đánh giá qua các rào cản của họ khi xâm nhập vào ngành hàng của bạn. Điều này có nghĩa để có thể tham gia vào thị trường trái ngành, họ phải đi qua các hành lang rào cản từ thủ tục pháp lý cho đến chi phí, quy trình thi công… Chi phi để giải quyết vấn đề càng cao thì rào cản của họ càng lớn.
Ví dụ các doanh nghiệp kinh doanh sữa có cơ sở để tham gia vào thị phần nước giải khát trong tương lai.
Vì sao chúng ta cần phân tích đối thủ cạnh tranh ?
Sau khi làm rõ những khái niệm về đối thủ bên trên, ta có thể đúc kết lại bằng 3 lý do chính cho việc phân tích này là:
- Giúp cho bạn hiểu và nắm bắt được thị trường tốt hơn. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, với trường hợp bạn mới chân ướt chân ráo bước vào một ngành hàng đã có các đối thủ đi trước đó một thời gian dài, hãy học hỏi phân tích chính bài học từ họ. Khi đó bạn sẽ tăng được khả năng nhận định thị trường, xác định thị phần nhằm tung ra chiến lược đón đầu xu thế, giải quyết bài toán khách hàng cần mà các đối thủ hiện tại chưa thể làm được.
- Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của đối thủ. Ý nghĩa của hành động này là bạn sẽ không phải tốn chi phí, thời gian, công sức như những người đi trước. Không ai muốn mình bước lên vết xe đổ thất bại của kẻ khác, thế nên để bảo toàn tài nguyên cho chính bạn trước khi bơi ra biển lớn bạn cần lắng nghe, quan sát thật kỹ những bậc đàn anh cũng là đối thủ của bạn đi trước mình từ rất lâu rồi.
- Nhìn rõ được thách thức đặt ra trong thị trường, từ đó giúp ta tìm kiếm nhiều cơ hội mới kinh doanh chỉ bằng việc xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để cạnh tranh lại với họ. Nhờ vào SWOT (link to post 14), bạn sẽ tìm thấy cơ hội cạnh tranh khi mà đối thủ đang làm rất tệ vấn đề nào đó, đồng thời bạn cần dè chừng những mặt hạn chế tiềm lực của chính mình so với sức mạnh nội tại mà đối thủ của bạn đang làm cực kỳ hiệu quả.
Phương pháp phân tích được đối thủ cạnh tranh
Bạn hãy liệt kê các sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh doanh của mình lên cán cân phân tích như sau:
- Tính tương đồng về sản phẩm dịch vụ
- Mối tương quan giữa những mô hình kinh doanh
- Đặc điểm chung phân khúc khách hàng, giá cả bán ra
- Khoảng thời gian đôi bên đã tham gia vào thị trường
Sau đây Lemonza sẽ giới thiệu với bạn một vài công cụ hỗ trợ giúp bạn “gián điệp” đối thủ mình được tốt hơn
- Google và các công cụ tìm kiếm: Những nền tảng này đều miễn phí, rất dễ truy cập để bạn nghiên cứu thị trường, dù cho đối thủ của bạn có là ai thì thông tin của họ đều sẽ được minh bạch trên Google
- Thư viện quảng cáo Facebook: Hiện nay nền tảng mạng xã hội Facebook chiếm hơn 70% thị phần truyền thông của các doanh nghiệp cũng như thời gian khách hàng vui chơi trên mạng xã hội. Đây là một công cụ chính chủ của META nhằm hỗ trợ nhà quảng cáo tìm hiểu đối thủ của mình đang nhắm đến điều gì từ khách hàng, sản phẩm dịch vụ nào mũi nhọn, xu hướng hiện nay để không bị tụt hậu so với thời đại.
- Ấn phẩm quảng cáo thương mại: Dù là ấn phẩm trên hạ tầng online hay offline cùng đều là chiếc cầu nối của đối thủ đến khách hàng. Khi bạn theo dõi các ấn phẩm này của đối thủ sẽ giúp bạn xác định được cách tiếp cận khách hàng mà họ đang sử dụng, từ khóa họ dùng để khắc họa vào tâm trí khách hàng, đặc tính màu sắc mà khách hàng ưa chuộng…
- Mạng xã hội cùng các diễn đàn: Phương pháp xác định rõ nhất thị trường là hãy hỏi chính khách hàng. Bạn hãy tận dụng các mạng xã hội có sức lan tỏa lớn hiện nay để tạo bảng khảo sát nhu cầu những khách hàng tiềm năng của mình, thu thập ý kiến từ số đông, những góp ý cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn hơn so với đối thủ trong cùng phân khúc.