SWOT là gì thì hẳn ai mới bắt đầu kinh doanh cũng đều tìm hiểu qua về mô hình này. Tuy nhiên nếu bạn có thể vận dụng nhuần nhuyễn SWOT vào cuộc sống sẽ giúp bạn tập luyện tư duy phân tích một cách đa chiều hơn ở mọi lĩnh vực. Trong bài này ta hãy cùng điểm lại cách thức ứng dụng SWOT nhé.

Định nghĩa SWOT

Strengths – Điểm mạnh

Để mở rộng chi tiết cho yếu tố này bạn có thể tự mình đặt ra những câu hỏi như:

Khách hàng hiện tại đang phản hồi như thế nào về sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp ?

Điều gì mà doanh nghiệp của bạn đang làm tốt hơn các doanh nghiệp khác ?

Đặc tính, tính cách thương hiệu, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn hướng đến?

Có những ý tưởng kinh doanh mới lạ độc đáo mà bạn mong muốn triển khai ?

Nguồn tài nguyên, con người mà bạn đang sở hữu mà đối thủ không hề có ?

Lợi điểm bán hàng độc nhất vô nhị chỉ mình bạn có (Unique Selling Proposition – USP)

Weak – Điểm yếu

Tương tự như điểm mạnh, theo tính nhị nguyên của bản chất ta có thể đặt câu hỏi:

Khách hàng hiện đang bất mãn điều gì từ sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp ?

Thường những khiếu nại, phản hồi tiêu cực từ khách hàng đến doanh nghiệp bạn thuộc vấn đề gì ?

Lý do vì sao khách hàng lại hủy đơn, không tiến tới hành vi mua hàng ?

Thuộc tính tiêu cực gây cho bạn nhiều phiền toái là gì ?

Các trở ngại bạn đang mắc phải khi phân phối kênh mua bán là gì ?

Cái gì đối thủ có mà bạn không có ?

Opportunity – Cơ hội

Để có thể nhìn thấy rõ các cơ hội mà bạn hoàn toàn có thể khai thác được dựa trên nguồn lực hạn chế của mình, bạn cần đặt ra những câu hỏi:

Phải làm sao để cải thiện quy trình bán hàng, hỗ trợ chăm sóc khách hàng được tốt hơn ?

Làm thế nào để tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn ?

Những kịch bản bán hàng nào có thể thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện tốt hơn ?

Cách nào để tối ưu quy trình làm việc giữa các phòng ban ?

Những kênh quảng cáo tiếp thị truyền thông đại chúng nào mà bạn chưa khai phá ?

Threats – Rủi ro thách thức

Khi phân tích SWOT chúng ta có thể kết hợp đánh giá tổng quan tình hình khu vực nơi ta đang làm việc bằng PEST ( Politics – Chính trị, Economy – Kinh tế, Social – Xã hội, Technology – Công nghệ)

Mọi mảnh ghép hình thành nên bức tranh tổng, khi bạn kinh doanh hay quyết định đầu tư vào một dự án nào đó cần phải nắm rõ các yếu tố này nhằm hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển mà bạn đang muốn nhắm đến.